Sau thời gian dài sử dụng, tình trạng xuống cấp nhà ở sẽ dễ dàng xảy ra bởi nhiều tác động khác nhau từ thời tiết đến con người. Trong đó, nhà vệ sinh là khu vực thường gặp tình trạng thấm dột nhiều nhất. Cùng chống thấm Amix tìm hiểu các nguyên nhân gây ra thấm dột và câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao dùng chất chống thấm trong nhà vệ sinh lại cần thiết ?”

 

Nhà vệ sinh – Vì sao lại thấm ?

 

Thực tế, tồn tại rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thấm nhà vệ sinh. Các gia chủ cần hiểu rõ để có thể phòng tránh ngay từ đầu, và thường xuyên quan sát các dấu hiệu bị thấm để kịp thời hành động.

 

I. Thấm lây lan từ khu vực khác

 

Bất cứ nơi nào trong ngôi nhà bạn đều có thể bị thấm từ tường nhà, trần nhà, sân thượng, sàn mái,… chính từ những vết thấm dột lâu ngày này đã lây lan sang các khu vực còn lại, trong đó có nhà vệ sinh.

 

 

II. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt

 

Khí hậu nắng mưa thất thường sẽ dễ làm hư hỏng kết cấu bên trong của tường và sàn. Không chỉ vậy, khí hậu Việt Nam vào mùa mưa rất khắc nghiệt và thường xuyên xảy ra hiện tượng ngập lụt, ứ đọng nước từ mạch nước ngầm lên. Những tác động này lâu ngày, sẽ gây ra tình trạng thấm dột nghiêm trọng cho sàn và tường nhà vệ sinh.

 

 

III. Hư hỏng hệ thống dẫn nước và các vật dụng bên trong

 

Hiện tượng rò rỉ các mạch nước từ vòi sen, bồn cầu,… hay nứt vỡ các đường ống nước bên trong, lâu ngày tạo thành môi trường ứ đọng nước, thấm sâu vào sàn và tường.

 

 

IV. Thi công sai kĩ thuật

 

Đối với các trường hợp đã thi công chống thấm, nhưng chỉ sau vài năm đã bị thấm trở lại, nguyên nhân có thể là do đội ngũ thi công tính toán sai vật liệu, thi công sai kỹ thuật, nên “tuổi thọ” của công trình ngăn ngừa thấm dột không được đảm bảo.

 

Thấm nhà vệ sinh và những tác hại khôn lường

 

1. Tình trạng xuống cấp nhanh chóng

 

Các vết thấm len lỏi từ trần xuống tường, từ tường xuống sàn, dần dần sẽ phá hỏng các kết cấu bên trong, khiến cho không chỉ nhà tắm mà cả ngôi nhà cũng nhanh chóng xuống cấp. Đặc biệt, khu vực nhà tắm có các hệ thống ống nước chằng chịt bên trong, cùng với môi trường khí hậu nóng ẩm tác động từ bên ngoài, sẽ dễ dẫn đến tình trạng vỡ các đường ống nước, nghiêm trọng thêm.

 

2. Làm mất thẩm mỹ của toàn bộ công trình

 

Các vết thấm dột lâu ngày sẽ lan rộng trở thành các vết rạn nứt, ố vàng, thấm loang lổ, bong tróc tường, rêu bám,… làm xấu đi vẻ bên ngoài của cả ngôi nhà.

 

3. Sản sinh các mầm bệnh và ô nhiễm

 

Đặc điểm môi trường ẩm thấp nhiều gây nên rêu bám chính là chất xúc tác mạnh mẽ dễ sản sinh ra các loại vi khuẩn. Bên cạnh đó, hiện tượng nhà tắm bị thấm dột lâu ngày, cũng có thể gây ra các mùi hôi khó chịu bởi môi trường ứ đọng khó thoát nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của chủ nhà.

 

4. Tốn kém chi phí trùng tu

 

Hiện tượng thấm dột nghiêm trọng khi đã bắt đầu lây lan sang khu vực khác sẽ càng gây khó khăn cho cả quá trình thi công và chủ nhà, đặc biệt là chi phí khá đắt đỏ để thực hiện khắc phục từng vị trí thấm dột trong nhà. Vì thế, các chuyên gia luôn khuyên chủ nhà rằng nên thực hiện quy trình thi công chống thấm toàn diện ngay từ đầu, để đảm bảo chất lượng cuộc sống và tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc.

 

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho quý khách trong việc nhận biết các triệu chứng bị thấm nước của nhà vệ sinh cũng như các tác hại của nó.

 

Mọi thắc mắc của quý khách xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 0246 253 2949 để được hỗ trợ kĩ thuật tốt nhất.