I. Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác chống thấm:

 

– Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng…

 

– Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa ximăng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.

 

– Không nên dùng nước trộn ximăng bột để ngâm hay quét hồ dầu ximăng bảo dưỡng bê tông các hạng mục trước khi thi công xử lý chống thấm.

 

– Đục và dùng máy cắt hay gió đá cắt các râu thép dư trên sàn bê tông cho sâu tối thiểu 2cm so với mặt bê tông.

 

– Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông tối thiểu ½ bề dày bê tông. Các hộp kỹ thuật trong các khu vệ sinh (nếu có) và tường bao nên được xây và tô trát vữa ximăng cao tối thiểu 30 cm để gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông.

 

Dọn dẹp bề mặt bể bơi

 

II. Quy trình thi công chống thấm

 

Quá trình xử lý bao gồm các bước cơ bản sau

 

– Khảo sát hiện trạng rò rỉ nước để tìm ra nguyên nhân của các sự cố

 

– Thiết kế biện pháp thi công và đưa ra các vật liệu ứng dụng

 

– Thực hiện tại thi công trình

 

Bước 1: Xác định nguyên nhân thấm

 

Trong các công trình xây dựng như các bể chứa, hố thang máy, tầng hầm… Thường xuyên bị thấm thông qua mạch ngừng. Các nguyên nhân chủ yếu được xác định như sau:

 

– Chất lượng thi công tại khe co giãn và mạch dừng không tốt, không có băng cản nước PVC Waterstop hoạc thanh cao su trương nở tại các mạch dừng thi công

 

– Bề mặt bê tông bị rỗ

 

– Trước những sự cố xây dựng trên, chúng tôi đã tham khảo vật liệu cũng như phương pháp sửa chữa từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên về việc xử lý sự cố rò rỉ nước, thấm nước thông qua  mạch ngừng bê tông hoạc khe co giãn nhằm  đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

 

Bước 2: Các loại vật liệu ứng dụng

 

Chúng tôi thường sử dụng vật liệu và thiết bị từ một số nhà cung cấp sau:

 

– Vữa không co ngót: Victa grout VG50

 

– Lưới gia cố: Amix Polyeste Tape

 

– Máy bơm keo SL-500 (Đài Loan)

 

– Kim bơm keo D-10/15/20 (Đài Loan)

 

– PU UF-3000 (Hàn Quốc)

 

– PU SL668 / SL669 (Đài Loan)

 

Bước 3: Thi công

 

Phương pháp thi công mạch ngừng

 

Bước 1: Kiểm tra mức độ thấm của mạch ngừng

 

Bước 2: Đục rãnh tại đường thấm mạch ngừng sâu từ 3 – 5 cm. Với các điểm bê tông bọng rỗng thì đục sâu hơn. Với các điểm có nước rò rỉ thì thực hiện thi công phương pháp bơm keo áp lực cao để đẩy nước trước khi thi công chống thấm mạch ngừng.

 

Bước 4: Vệ sinh thật sạch rãnh đụng bằng máy phun nước áp lực cao, chổi hoạc máy thổi bụi cầm tay (Làm sao sạch nhất có thể)

 

Bước 5: Bao hòa nước bằng cách phun hoạc tưới nước vào rãnh những tránh để để đọng nước bên trong

 

Bước 6: Lắp thanh thủy trương vào bên trong rãnh và tiến hành đổ bù vữa grout để trám kín bề mặt rãnh

 

Bước 7: Bảo dưỡng bê tông

 

Phương pháp thi công bơm keo áp lực cao

 

Các bước cơ bản:

 

– Bước 1: Kiểm tra và vệ sinh bề mặt điểm bị rò rỉ.

 

– Bước 2: Khoan lỗ tại điểm rò rỉ, đặt ống dẫn nước nằm làm giảm áp lực nước tại các vị trí rò rỉ khác (chỉ sử dụng cho các điểm rò rỉ mạnh).

 

– Bước 3: Đặt valve 1 chiều vào lỗ đã khoan và vặn theo chiều kim đồng hồ cho đến khi valve bám chặt vào bê tông.

 

– Bước 4: Thổi sạch bụi bẩn trên bề mặt của điểm thấm nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc bơm keo vào bên trong điểm rò rỉ.

 

– Bước 5: Bơm keo PU UF 3000/ SL 668/SL 669 vào bên trong vết nứt bằng máy bơm áp lực cao SL-500/SL-600.

 

– Bước 6: Vệ sinh: khi công việc bơm keo hoàn thành, sau 1 giờ có thể gỡ các valve 1 chiều ra, làm phẳng và vệ sinh sạch lại bề mặt của điểm rò rỉ.

 

III. Các ứng dụng khác

 

Xử lý rò rỉ nước tầng  hầm, công trình nhà máy thủy điện.

 

Xử lý rò rỉ nước tại khe co giãn – khe lún.

 

Mọi chi tiết xin liên hệ qua Hotline: 0246 253 2949 để được tư vấn cụ thế.