Nhà liền kề sát nhau là tình hình phổ biến tại các thành phố hiện nay. Việc xử lý thấm nước cho những ngôi nhà liền kề khá khó khăn và phức tạp. Dưới đây là 3 cách chống thấm tường nhà liền kề triệt để nhất. Hy vọng bài viết sẽ đem đến các thông tin hữu ích trong quá trình thi công chống thấm.

 

I. Nếu không xử lý chống thấm tường nhà liền kề thì hậu quả ra sao ?

 

1. Ẩm mốc, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng sức khỏe thành viên trong gia đình

 

Thấm dột là nguyên nhân chính gây ra nấm mốc, ẩm ướt trong căn nhà. Đặc biệt, với tình trạng nhà liền kề phổ biến như hiện nay, việc thấm tường nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng từ nhà kế bên.

 

Nấm mốc – một trong những hậu quả khi tường nhà không sử dụng chống thấm

 

Tình trạng nhẹ thì chỉ bị thấm nước và bong tróc ở mặt ngoài. Nặng hơn là tường bị thấm nước vào mặt trong, gây nấm mốc, loang lỗ và bong tróc tường nhà bên trong. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Các vấn đề sức khỏe thường gặp như viêm phổi, vấn đề về da, viêm họng khi không khí ẩm mốc, vi khuẩn và ảnh hưởng từ lớp sơn tường bị bong tróc.

 

2. Không khí trong nhà ẩm mốc, gây ảnh hưởng đồ nội thất

 

Một ảnh hưởng không kém phần nghiêm trọng khi tường nhà bị thấm nước chính là các vật dụng, đồ nội thất trong gia đình. Không khí ẩm có thể khiến bàn ghế, giường tủ, sofa,… bị đổi màu, xuất hiện rêu mốc hoặc hư hại, nhất là đối với nội thất bằng gỗ.

 

 

Nguy hiểm hơn, là khi tường bị thấm nước, các ổ điện, thiết bị điện âm tường dễ bị hư hỏng, thậm chí gây nổ, chập điện. Do đó, bạn cần phải cẩn thận và xử lý kịp thời tình trạng tường bị thấm nước.

 

3. Nhà bị xuống cấp nhanh chóng

 

Tường nhà bị thấm nước lâu ngày, có thể gây nên các vết bong tróc lớp sơn, lớp vữa khiến công trình nhà cửa xuống cấp. Lâu dần, vết loang lỗ bong tróc sẽ càng lan rộng, làm giảm tuổi thọ của công trình nhanh chóng.

 

II. 3 Cách chống thấm tường nhà liền kề triệt để:

 

1. Sử dụng máng xả nước

 

Một cách xử lý thấm dột tường nhà liền kề khá đơn giản và tiết kiệm chính là sử dụng các máng xả nước. Ở giữa hai bức tường nhà thường có một khoảng trống nhỏ, đó là vị trí thường xuyên tiếp xúc với nước và gây thấm tường. Bạn đặt một máng xả nước ở vị trí này, kết hợp sử dụng chất chống thấm co giãn Amiflex Seal 400 ở các mối nối măng xả và tường để đạt hiệu quả ngăn thấm nước tối đa.

 

Máng xả giúp hạn chế lượng nước thấm vào tường nhà

 

2. Chống thấm ngay trong quá trình xây dựng

 

Đây là biện pháp xử lý thấm dột hiệu quả nhất được thầu thợ tư vấn khi thi công cho hầu hết các ngôi nhà vì biện pháp này hạn chế thấm dột ngay từ đầu, tiết kiệm chi phí và đảm bảo căn nhà không bị thấm dột hơn 15 năm, bạn có thể chọn chất chống thấm Amixquick Seal 3000 để tạo lớp “áo giáp” ngăn thấm nước cho ngôi nhà của mình.

 

 

3. Chống thấm ngược

 

Trong trường hợp thi công khó khăn, sản phẩm Amix Acrylic có tác dụng giảm sự thấm nước từ ngoài vào trong tường một cách tối đa, do đó đây là cách phổ biến được sử dụng trong các công trình tường nhà liền kề.

 

  • Đối với nhà đang thi công, ngay khi thi công xong lớp gạch, bạn có thể trộn chất phụ gia Amix Acrylic cùng xi măng để trát vữa cho ngôi nhà.

 

  • Đối với nhà đã hoàn thiện, bạn nên loại bỏ lớp sơn và vữa cũ, sau đó thi công lớp vữa đã có trộn Amix Acrylic. Xử lý thấm nước cho những ngôi nhà liền kề yêu cầu phương thức phù hợp.

 

Với 3 cách xử lý thấm nước tường nhà liền kề triệt để đã nêu, các chủ thầu và chủ nhà ở đã có thể yên tâm căn nhà của mình trong mùa mưa bão này.

 

Mọi chi tiết xin liên hệ qua Hotline: 0246 253 2949 để được tư vấn cụ thể.