Trong lĩnh vực xây dựng hiện đại, chống thấm nói chung và chống thấm nhà vệ sinh nói riêng đang dần trở nên quan trọng và cấp thiết. Vì vậy, xin chia sẻ đến bạn đọc tầm quan trọng của công tác chống thấm nhà vệ sinh cũng như 2 phương án chống thấm nhà vệ sinh đang rất phổ biến hiện nay.

Tầm quan trọng của chống thấm nhà vệ sinh

Nhiều người bỏ qua công tác chống thấm nhà vệ sinh bởi không nhận biết tầm quan trọng của việc làm này. Nên nhớ, chống thấm nhà vệ sinh là một khâu rất quan trọng, quyết định đến tính thẩm mỹ, chất lượng cũng như độ bền vững của công trình.

Trước hết, đặc trưng của nhà vệ sinh là môi trường độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước và hóa chất nên nếu không được chống thấm ngay từ đầu thì trong quá trình sử dụng, nhà vệ sinh sẽ nhanh chóng bị thấm nước, nấm mốc và rạn nứt. Về lâu dài, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như thấm trần nhà, thấm tường, thấm sàn… Lúc này, toàn bộ kết cấu ngôi nhà đều bị ảnh hưởng và xuống cấp nhanh chóng.

Để khắc phục và cải thiện tình trạng thấm dột này, bạn phải bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ. Đó là chưa kể quá trình sửa chữa rất phức tạp, phải tháo dỡ toàn bộ thiết bị nhà vệ sinh, bồn tắm, bồn rửa, đục nền, đục tường,… gây mất thời gian, công sức và phiền toái cho sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.

Do đó, ngay từ khi mới xây, vấn đề chống thấm cho nhà vệ sinh nên được coi trọng và đưa lên hàng đầu để đảm bảo độ bền cho công trình cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa về sau.

2 phương pháp chống thấm nhà vệ sinh phổ biến

Có 2 dạng cấu tạo nhà vệ sinh là dạng sàn âm và dạng sàn dương. Dạng sàn âm có đường ống đi nổi trên mặt sàn và xuyên vào hộp kỹ thuật, còn dạng sàn dương thì các đường ống chỉ đi xuyên sàn. Tương ứng với mỗi cấu tạo nhà vệ sinh sẽ có các phương pháp chống thấm khác nhau, chẳng hạn như dùng sơn chống thấm, dùng hóa chất chống thấm 2 thành phần như Amix quickseal 3000..

Trộn: 

Trong các trường hợp thông thường, khi trộn toàn bộ 2 thành phần với nhau sẽ tạo thành một loại hồ dầu sệt. Độ sệt của hốn hợp có thể diều chỉnh bằng cách giảm thành phần A (chất lỏng). Để đạt được độ sệt có thể trát bằng bay chỉ dùng 90% của thành phần A (khoảng 9kg). Trộn trong một cái thùng sạch, cho thành phần bột từ từ vào thành phần lỏng và khuấy đều bằng cần trộn điện có tốc độ thấp (khoảng 500 vòng/phút)

Thi công:

Thi công lớp thứ nhất khi bề mặt đang còn ẩm do được bão hòa. Để cho sản phẩm đông cứng lại khoảng 4 đến 8 giờ ở nhiệt độ trên 200C trước khi thi công lớp thứ 2. Đối với vữa trát dùng bay có khía. Khi thi công trên sàn, để tránh nguy cơ làm tổn hại đến lớp thứ nhất nên thi công lớp thứ hai sau 24 giờ. Nếu lớp thứ 2 được thi công sau 12 giờ hoặc trễ hơn, phải làm ướt sơ lớp thứ nhất bằng các phun nước nhẹ. Xin vui lòng liên lạc với phòng kỹ thuật của Amix để biết thêm chi tiết.