Thấm dột là một trong những vấn đề khó xử lý và dẫn đến nhiều hậu quả phiền toái khiến chủ nhà quan ngại nhiều nhất. Trong đó, sàn mái là bộ phận dễ thấm dột và có thể lây lan sang các phần khác như tường và trần nhà, đặc biệt với khí hậu tại Việt Nam thường xuyên có mưa. Cần xử lý tránh tình trạng ẩm thấp kịp thời để ngăn chặn các hậu quả và tốn kém về tiền bạc về sau. Dưới đây, chống thấm Amix xin giới thiệu đến các bạn 3 cách để chống thấm sàn mái thông dụng hiện nay.
Bên cạnh việc chống thấm tường nhà, chống thấm sàn mái cũng là việc cần được chú ý khi xây dựng công trình, nhà ở.
I. Chống thấm sàn mái bằng màng khò nóng
Màng khò chống thấm là một trong những phương pháp phổ biến và thường được sử dụng bởi hiệu quả chống thấm cao và những ưu điểm sau:
- Tạo ra một lớp màng trên bề mặt để ngăn chặn sự thẩm thấu của nước xuống hạ tầng bên dưới.
- Với khả năng chịu nhiệt tốt, chống tia UV cao, và tình đàn hồi tốt
- Độ bền lên đến hàng chục năm
- …
Thi công màng khò nóng
Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại không ít khuyết điểm khiến người sử dụng đắn đo như sự chống thấm không đạt mức toàn diện bởi giới hạn về kích thước màng, nhiều điểm giáp mí, là nguyên nhân gây thấm dột sau này. Để sử dụng màng khò, ta cần phải sử dụng khí ga để đốt cháy mặt tấm mới dán được vào lớp màng xuống bề mặt sàn, kỹ thuật phức tạp, chính điều này cũng gây ra tác hại không nhỏ cho môi trường cũng như bản thân người thi công, dễ gây cháy nổ, chỉ cần làm sai quy trình bị hở 1 vị trí nhỏ cũng toàn bộ hệ thống màng bị bong rộp và thấm trở lại, chi phí còn quá cao.
II. Sử dụng màng chống thấm tự dính
Màng chống thấm tự dính là loại vật liệu có gốc bitum, cũng tương tự như màng khò nóng, bề mặt bao phủ HDPE. Chúng thường có dạng tấm và được phủ một lớp màng HDPE mỏng lên trên bề mặt. Mặt còn lại được bảo vệ bởi một lớp màng silicon. Và thường được lựa chọn sử dụng phổ biến bở những ưu điểm sau:
- Chỉ số đàn hồi cao, chịu được tình trạng bị giằng xé và co giãn, và độ bền tương đối cao.
- Tính ứng dụng cao: áp dụng được cho các bề mặt bê tông phẳng và dốc đứng
- Màng HDPE thường được sử dụng để lót đáy hoặc phủ đỉnh bãi chôn lấp rác thải nhằm bảo vệ nguồn nước ngầm khỏi bị ô nhiễm, hoặc được sử dụng trong các kết cấu chứa nước, các kết cấu kênh đào, hồ,…
Thế nhưng, màng chống thấm nước tự dính lại có những nhược điểm như vẫn phải sử dụng khí ga để hàn mép nối, giá thành cao và thi công đòi hỏi phải đảm bảo đúng kĩ thuật, chỉ một sơ sót nhỏ cũng có thể gây thấm và bong toàn bộ màng chống thấm, do nước sẽ len lỏi vào bên dưới hệ thống màng và làm mất độ bám dính của màng.
Thi công màng chống thấm tự dính
III. Chống thấm sàn mái bằng chất chống thấm Amixquick Seal 3000
Vữa chống thấm gốc xi măng polymer cải tiến, 2 thành phần. Sản phẩm được thi công lên bề mặt để ngăn sự thấm nước. Đặc biệt, phương pháp thi công rất đơn giản tiết kiệm, không gây ô nhiễm môi trường mà mang lại hiệu quả tránh thấm dột sàn cao.
Sản phẩm Amixquick Seal 3000
Chất chống thấm Amixquick Seal 3000 luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong 10 năm qua với những ưu điểm vượt trội đó là:
- Các thành phần được chế tạo sẵn, dễ trộn dễ thi công
- Có độ sệt như hồ dầu, có thể thi công bằng tay, kết dính tốt với các bề mặt đặt chắc
- Không thấm nước, không độc, không ăn mòn
- Đàn hồi nhẹ, có thể thi công bằng cách phun, là lớp cản hiệu quả chống lại quá trình cacbonat hóa
Bất kì một cách thức nào cũng tồn tại các ưu nhược điểm tương ứng, tùy thuộc vào từng nhu cầu và mục đích khác nhau mà bạn có thể lựa chọn cách chống thấm dột sàn mái thích hợp cho căn nhà của mình. Chỉ cần việc chống thấm luôn được ưu tiên khi thi công thì mái ấm của bạn đã được giữ độ bền bất chấp thời gian và tiết kiệm chi phí, công sức trùng tu về sau.
Mọi chi tiết xin liên hệ qua Hotline: 0246 253 2949 để được tư vấn cụ thể