Để xử lý chống thấm ngược hiệu quả ta cần làm những bước như sau:

 

Quy trình thi công:

 

– Băm, đục sạch các lớp vữa, hồ, xi măng bám lên bề mặt bê tông bằng các loại dụng cụ cầm tay như búa băm, búa đục,… Bề mặt thi công cần phải kiểm tra, đục mở các đường nứt lớn xuyên sàn ( nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm sâu 2cm, các hốc hổng, lỗ rỗ thì cần phải băm đục bỏ phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần đặc chắc. Xung quanh miệng ống thoát nước xuyên sàn ta nên đục rộng từ 2-3 cm, sâu 3m để có thể tiếp nhận được nhiều chất chống thấm, lắp băng trương nở và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.

 

– Chuẩn bị dụng cụ thi công bằng bàn chà, cọ bản rộng, bay hoặc máy phun vữa, bề mặt bê tông phải có độ ẩm nhất định trước khi thi công ( bão hòa bề mặt nhưng không để được đọng nước)

 

– Thi công quét từ 2 – 3 lớp vuông góc nhau theo chiều từ dưới lên trên, lớp thứ 2 cách lớp thứ 1 từ 2 – 4 tiếng tùy vào nhiệt độ ngoài trời cũng như là từng loại sản phẩm

 

– Độ dày trung bình là từ 2-6kg/ mét vuông (thi công tùy thuộc vào từng yêu cầu thực tế)

 

– Nên chia lượng vật liệu trộn thành từng thùng nhỏ để nhiều người thi công ứng dụng cùng lúc

 

– Các loại sản phẩm chống thấm hai thành phần thường là gốc xi măng nên yêu cầu bảo dưỡng cao để đảm bảo cho vật liệu được ninh kết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt chống thấm, làm thành lớp màng đặc chắc.

 

– Khi hoàn thiện bề mặt cần phải bảo dưỡng ngay đề phòng khô quá nhanh bằng cách che phủ túi nilong, bao tải ướt hoặc phun nước liên tục.

 

 

* Chú ý: không trộn quá nhiêu vật liệu để tránh việc thi công không được kịp, cần phải cán thêm một lớp vữa bảo vệ lên bê mặt và không được thi công dưới anh mặt trời.

 

Mọi thắc mắc của Quý khách xin liên hệ qua Hotline: 0246 253 2949 để được hỗ trợ nhanh nhất.