Có khá nhiều cách để xử lý thấm nước sàn nhà để nhà thầu và gia chủ có thể lựa chọn. Đây là những cách đơn giản dễ thực hiện để chống thấm sàn hiệu quả và dễ dàng.

I. Xử lý kỹ các đường ống nước

Hư hỏng, rò rỉ nước từ đường ống nước gây thấm dột cho sàn nhà

1. Nguyên nhân

Hệ thống cấp thoát nước trong các công trình hiện nay thường được thi công ngầm dưới sàn nhà hoặc âm tường. Do đó, khi hệ thống cấp thoát nước gặp vấn đề, chẳng hạn như bị nứt nẻ đường ống trong quá trình sử dụng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngôi nhà. Đặc biệt, ở các khu vực sử dụng nhiều ống cấp thoát nước như nhà vệ sinh, nhà bếp, khả năng sàn nhà bị thấm nước lại càng cao.

Các đường ống nước trong ngôi nhà cũng là một trong những tác nhân gây thấm sàn nhà. Một trong những cách chống thấm sàn nhà hiệu quả chính là phải xử lý thật kỹ lưỡng các đường ống nước.

2. Biện pháp

Một trong những cách chống thấm sàn nhà hiệu quả chính là thi công và bảo dưỡng đường ống dẫn nước thường xuyên và kỹ càng.

Khi thi công đường ống nước ở gần khu vực sàn nhà hoặc đi ngầm dưới sàn nhà, bạn cần chú ý đi đường ống thật cẩn thận, tránh các vật dụng sắc nhọn tác động mạnh đến đường ống.

Sau khi thi công, bạn cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và thay mới ngay khi các đường ống này xuất hiện các vấn đề như nứt nẻ, bào mòn hay hư hỏng. Tránh làm cho nước thấm và ảnh hưởng đến nền nhà.

II. Hạn chế các tác nhân gây đọng nước, rớt nước xuống sàn

Cấu trúc sàn nhà vệ sinh ảnh hưởng đến khả năng thoát nước

1. Nguyên nhân

Một nguyên nhân phổ biến khác gây thấm nước sàn nhà chính là tình trạng nước đọng hoặc rớt xuống sàn trong thời gian dài. Chẳng hạn, sàn nhà vệ sinh là nơi thường xuyên phải hứng chịu lượng nước lớn và thường xuyên nhất trong ngôi nhà. Lâu dài, sàn nhà vệ sinh sẽ xuất hiện hiện tượng thấm nước, đọng nước, nổi lên rong rêu ở chân tường, góc tường.

Một ví dụ khác là sàn sân thượng, nơi “hứng trọn” toàn bộ lượng nước mưa mỗi mùa mưa đến, và khi sàn sân thượng bị thấm nước thì sẽ lan rộng cho toàn bộ tường nhà, gây nên hiện tượng nấm mốc, bong tróc tường nhà. Do đó, việc hạn chế các tác nhân đọng nước, hay rớt nước xuống sàn sẽ giúp chống thấm cho sàn nhà tốt hơn.

2. Biện pháp

Với sàn nhà vệ sinh, hoặc sàn khu vực bếp, khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước, bạn có thể hạn chế khả năng bị đọng nước bằng cách xây dựng cấu trúc sàn nhà có độ dốc để tạo điều kiện cho nước được thoát dễ dàng và không tồn đọng.

III. Xử lý thấm nước hoàn toàn bằng sản phẩm chống thấm Amiflex Seal 400

Sản phẩm chống thấm Amiflex Seal 400

1. Nguyên nhân

Ông bà ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, những biện pháp trên thường chỉ giải quyết vấn đề tạm thời, hoặc xử lý khi tường nhà đã bị thấm nước. Chính vị vậy, cần có biện pháp xử lý thấm nước sàn nhà ngay từ khi thi công công trình. Đảm bảo sàn nhà được chống thấm ngay từ đầu để cả nhà có thể yên tâm sinh hoạt mà không phải bận tâm hay lo lắng gì.

2. Biện pháp

Và một cách xử lý thấm nước sàn triệt để nhất và được các nhà thầu khó tính lựa chọn, đó là sử dụng Amiflex Seal 400

Ưu điểm nổi bật nhất của Amiflex Seal 400 chính là khả năng liên kết với xi măng cực cao, tạo lớp màng ngăn nước hoàn hảo cho sàn nhà. Các khu vực trong công trình thường được sử dụng chất chống thấm cao cấp Amiflex Seal 400 là sàn nhà vệ sinh, sàn sân thượng, nền nhà, bờ tường, tầng hầm, bể nước, bể bơi.

Trên đây là các biện pháp xử lý đơn giản khi gặp phải trường hợp thấm sàn, rất mong bài viết này sẽ đem lại thông tin hữu ích cho mọi người trong trường hợp xảy ra vấn đề như trên.

Mọi thắc mắc, yêu cầu của mọi người xin liên hệ qua Hotline: 0246 253 2949 để được hỗ trợ và tư vấn tận tình nhất.